VN | EN

Tin tức

Các nhà sưu tập Trung Quốc thách thức sự bất ổn của thị trường

Các nhà sưu tập Trung Quốc đại lục từ lâu đã là động lực của thị trường nghệ thuật toàn cầu. Dù kinh tế suy thoái, Khảo sát Art Basel & UBS 2024 cho thấy họ vẫn duy trì sức mua mạnh mẽ.

Tiến sĩ Clare McAndrew khảo sát 300 cá nhân giàu có tại Trung Quốc trong 2023-2024, ghi nhận rằng dù thị trường bất động sản gặp khủng hoảng, các nhà sưu tập vẫn mở rộng bộ sưu tập và sẵn sàng đầu tư vào nghệ thuật. Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu về chi tiêu nghệ thuật, trung bình 97.000 USD/người trong nửa đầu 2024, cao gấp đôi khu vực khác.

 

Sue Jin, cố vấn nghệ thuật tại Monaco và London, nhận định: 'Không có thay đổi trong nhu cầu đối với các tác phẩm blue-chip như Picasso hay Warhol. Năm ngoái là năm tôi bán được nhiều tác phẩm lớn nhất.' Tuy nhiên, bà lưu ý người mua thận trọng hơn, đòi hỏi nhiều thông tin trước khi giao dịch.

Báo cáo cũng cho thấy các nhà sưu tập Trung Quốc sở hữu tỷ lệ nghệ sĩ hàng đầu cao nhất (41%). Yuki Terase, đối tác tại Art Intelligence Global, nhận xét: 'Thị trường đang trưởng thành, không phải do sợ rủi ro mà do nhà sưu tập trở nên dày dạn hơn.'

René Meile, đối tác tại Galerie Urs Meile (Lucerne & Bắc Kinh), cho rằng mối lo của người mua chủ yếu mang tính tâm lý, hơn là do thiếu tài chính. 'Trung Quốc phát triển thần tốc 30 năm qua, nên sự chững lại khiến nhiều người không quen.' Dù vậy, phòng trưng bày của ông vẫn có một năm mạnh mẽ, dù các giao dịch giá cao mất nhiều thời gian hơn.

Khoảng 90% doanh số phòng trưng bày của Meile năm ngoái là tranh vẽ. Báo cáo xác nhận tranh vẫn chiếm ưu thế, với 49% chi tiêu toàn cầu, Trung Quốc dẫn đầu về mức chi tiêu trung bình cho loại hình này. Ông nhận xét: 'Nhà sưu tập trẻ có xu hướng mua theo xu hướng, cảm thấy an toàn khi lựa chọn tương tự người khác.'

Không phải tất cả nhà sưu tập Trung Quốc đều tập trung vào hội họa. Shao nhấn mạnh sự đa dạng trong sưu tập và mua một tác phẩm sắp đặt của Yona Lee tại Art Basel Hồng Kông.

Tại Trung Quốc, 50% nhà sưu tập làm việc với cố vấn nghệ thuật, nhưng Shao tránh điều này vì muốn giữ quan điểm riêng. Jin nhận thấy những nhà sưu tập nghiêm túc không coi nghệ thuật chỉ là khoản đầu tư, với nhiều người không bán dù giá trị tác phẩm tăng mạnh. Báo cáo cho thấy tỷ lệ nhà sưu tập Trung Quốc có kế hoạch bán thấp nhất trong ba năm qua (33%), trong khi số người mua tiềm năng gấp đôi số người bán.

Về kênh mua hàng, người Trung Quốc chi tiêu nhiều nhất qua đấu giá (27%) và các đại lý (39%). Họ cũng tích cực mua từ các phòng trưng bày mới, dẫn đầu toàn cầu với tỷ lệ 56%. Xu, một nhà sưu tập trẻ, thích tìm tác phẩm tại hội chợ nghệ thuật và đã mua từ phòng trưng bày Gaga (Mexico) và Château Shatto (Los Angeles).

Dù thế hệ trẻ toàn cầu giảm chi tiêu, các nhà sưu tập trẻ Trung Quốc vẫn tích cực. Meile ghi nhận nhiều người mua mới trong độ tuổi 20-30. Xu nhận xét thị trường chậm lại, nhưng cô tiếp tục mua tác phẩm của các nghệ sĩ mới như Cosima von Bonin, Mimosa Echard và Yu Nishimura. Báo cáo cho thấy 57% người mua Trung Quốc không có ưu tiên khu vực, khác với xu hướng tập trung vào nghệ sĩ nội địa ở các thị trường khác.

Nhìn chung, 70% nhà sưu tập Trung Quốc dự định mua thêm trong năm tới. Dù tâm lý thị trường bi quan, số lượng nhà sưu tập mới gia tăng. Một số người, như Xu, muốn đóng góp vào hệ sinh thái nghệ thuật trong nước. Cô đang thành lập tổ chức phi lợi nhuận Cheruby và sẽ tổ chức triển lãm tại Thượng Hải vào tháng 3, với hy vọng mang lại năng lượng mới cho thị trường nghệ thuật Trung Quốc.

Biên dịch: Phương Anh

Nguồn: Art Basel

 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon