Tin tức

BẢO TÀNG URSULINES - Mai Trung Thứ 1906-1980: Tiếng Vọng của Một Việt Nam Trong Mơ - 16 tháng 6 đến 24 tháng 10.

Kính gửi độc giả của Shaded. 

Mai Trung Thứ (1906-1980), hay còn được biết đến với cái tên Mai-Thứ, được các nhà sử học nghệ thuật Việt Nam ngày nay xem là một trong những người tiên phong của mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Tuy vậy, hơn nửa cuộc đời, ông sống trên đất Pháp. Mặc dù  ngày nay ông được công nhận và đánh giá cao vì những cống hiến trong suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình, nhưng ở thời điểm đó, Mai-Thứ đã bị giới hội hoạ nước Pháp lãng quên, không được xếp loại, còn xa với đối với danh hiệu những họa sĩ tiên phong. Cho tới ngày nay, tranh của ông được trưng bày lần đầu tiên tại bảo tàng Ursulines tại Macon, nơi đã dành một sự hồi cố cho người hoạ sĩ tài năng này. Là một người Việt, tôi cảm thấy vinh dự và tự hào khi được tôn vinh người hoạ sĩ yêu thích của mình. 

Khoảng thời gian ở Macon đã chứng kiến sự thay đổi trong phong cách nghệ thuật của Mai Trung Thứ. Ông từ bỏ tranh sơn dầu và bắt đầu thử thách mình bằng tranh lụa. Mai Trung Thứ đã tạo ra một phong cách riêng cho mình với sự kết hợp đậm chất thơ, nơi mà các đường nét và màu sắc được sử dụng để thể hiện các hình ảnh được truyền cảm hứng bởi cuộc sống dân dã ở Việt Nam. Lần đầu tiên, bảo tàng Ursulines tại Macon đã tập hợp 140 tác phẩm gốc thuộc của Mai-Thứ, bao gồm các tác phẩm sơn dầu, tranh lụa, phác thảo, ảnh và thạch bản. 

Một bức tranh vẽ trẻ em của  họa sĩ Mai Trung Thứ đã được UNICEF in vào bưu thiếp.

Cuộc triển lãm đã được diễn ra từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2021, với sự hợp tác của bảo tàng Cernuschi, bảo tàng nghệ thuật de l’Asie de la Ville de Paris và với sự tham gia hợp tác của bà Mai Lan Phương, con gái hoạ sĩ. Phần lớn các tác phẩm được triển lãm chưa từng được công khai với công chúng trước đây. 

Triển lãm được chia thành ba phần: Thời trẻ của Mai-Thứ ở Việt Nam (1906-1937), thời gian ông ở Mâcon từ năm 1940 đến năm 1942 khi phong cách của ông trải qua một sự thay đổi lớn, và khi ông đã sống và làm việc như  một họa sĩ ở Pháp (1938-1980). Năm 1937, Mai-Thứ xin được sang Pháp tham dự Triển lãm Quốc tế về nghệ thuật và Kỹ thuật Ứng dụng vào Đời sống Hiện đại tại Paris. Trên thực tế, Thứ đã biết rằng ông muốn theo đuổi cuộc phiêu lưu nghệ thuật của mình ở Pháp. Đông Dương cho ông không không nhiều không gian để người họa sĩ thể hiện mình và sự phát triển nghệ thuật của Paris đã thu hút các nghệ sĩ từ mọi phương trời vào thời điểm đó. Như vậy, Mai-Thứ rời Việt Nam sang Pháp năm 1937, cùng với Lê Phổ. Tại đây, ông cùng với Vũ Cao Đàm, cũng là sinh viên tốt nghiệp EBAI. Năm 1939, khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Mai-Thứ gia nhập quân đội Pháp. Thời gian trong quân ngũ diễn ra ngắn ngủi và Mai Trung Thứ xuất ngũ năm 1941 tại Mâcon. Ở đó, ông đã thiết lập các mối quan hệ đặc biệt với các gia đình có ảnh hưởng trong khu vực, nhiều người trong số họ có chân dungông vẽ. Bức bích họa gợi lại chiến tranh Thế giới Thứ Nhất mà ông đã vẽ trong nhà nguyện Sainte-Thérèse de Lisieux trong nhà thờ Saint-Pierre ở Mâcon là một trong những bức tranh hiếm hoi thuộc loại này được bảo tồn ở Saône-et-Loire. Giai đoạn này là một bước ngoặt rất quan trọng sự nghiệp của Mai-Thứ: từ bỏ sơn dầu và chuyển sang chuyên tâm vẽ tranh trên lụa, một kỹ thuật mà ông đã trau dồi từ thời kỳ EBAI và người họa sĩ đã đạt đến một trình độ xuất sắc. Do đó, thời kỳ  ở Mâcon là một thời kỳ chuyển tiếp, trong đó họa sĩ vẽ chân dung của người phương Tây, nhưng được xử lý theo cách châu Á, bằng màu sáng trên lụa. Đây có phải là cách mà Mai Trung Thứ  làm khác biệt mình với các họa sĩ khác ở Pháp?

Biên dịch: Minh 

Biên tập: Hiếu- Huyền 

Nguồn bài viết: https://ashadedviewonfashion.com/2021/05/17/musee-des-ursulines-mai-trung-thu-1906-1980-echo-dun-vietnam-reve/

 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon