Tin tức

8 Họa sĩ tự ẩn giấu chính mình vào tranh họ

"Mỗi họa sĩ đều vẽ chính mình." Ngoài những bức chân dung tự họa đơn giản, các họa sĩ qua nhiều thời đại đã để lại những nét đặc trưng trên các bức tranh sơn dầu của họ - đưa hình ảnh của chính họ vào các tác phẩm theo nhiều cách khác thường và sáng tạo.
Ý thức về mức quan trọng của bản thân đối với họa sĩ đã nảy sinh trong thời kỳ Phục hưng với các giá trị nhân văn thông qua chủ nghĩa cá nhân và sự sáng tạo. Trong thời đại đó, hai xu hướng vẽ chân dung tự họa ẩn đã nổi lên ở châu  u. Ở Ý, các nghệ sĩ có xu hướng đưa chân dung của họ vào bên phải của các bức tranh, với đôi mắt của họ nhìn hướng người xem một cách đầy chủ ý. Tuy nhiên, các họa sĩ thời Phục hưng Bắc  u thích chơi đùa với những biểu tượng đặc sắc, thể hiện kỹ thuật của họ. Những bức chân dung tự họa mà họ thực hiện thường bị bóp méo ở các bề mặt phản chiếu như gương.
Những truyền thống vẽ chân dung tự họa ẩn này bắt đầu từ thời kỳ nghệ thuật vàng son này đã trải qua nhiều thời kỳ và vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Ở đây, chúng tôi tìm ra tám nghệ sĩ vẽ chân dung tự họa ẩn trong một số tác phẩm nổi tiếng nhất của họ.
 
Bức chân dung Arnolfini bởi Jan van Eyck (1434)


Một trong những bức tranh bí ẩn nhất trong lịch sử nghệ thuật phương Tây - cũng là một trong những bức tranh thú vị nhất. Bức chân dung đám cưới xa hoa của Jan van Eyck thể hiện sự giàu có.
 

Phần lớn được làm bằng tấm gương lồi nhỏ trên bức tường phía sau cặp đôi mới cưới, cho thấy hai bóng người khác đang bước vào phòng. Chàng rể giơ tay ra để chào, một cử chỉ được đáp lại bởi một trong những người đàn ông trong gương. Ngay phía trên là chữ ký hoa mỹ của Van Eyck: "Jan van Eyck đã ở đây." Văn bản có gợi ý rằng những người đàn ông trong gương là nghệ sĩ và người trợ lý của anh ta đang đến hỏi thăm các đối tượng khác không? Đó là một trong những bí ẩn lớn nhất của lịch sử nghệ thuật.
 
"Trường học Athens" của Raphael (1509-11)
 

Bức bích họa nổi tiếng của Raphael, được vẽ trên tường Cung điện Tông Toà của Vatican, được coi là một kiệt tác của trường phái Cổ điển. Trong cảnh này là một sự sắp xếp có trật tự trong triết học. Gồm các nhà tư tưởng cổ đại được tôn kính - từ Pythagoras đến Ptolemy - nằm trong một đại sảnh bằng đá cẩm thạch hình vòm với các cột chống và trần nhà bằng gỗ.
 

Bức bích họa là một tuyên bố rõ ràng về trí thức thời Phục hưng, và Raphael đã kết hợp kỷ nguyên của chính mình với quá khứ. Theo họa sĩ người Ý - Giorgio Vasari, Raphael đã miêu tả những người cùng thời với mình như những triết gia. Bramante, cúi xuống bảng đen, là Euclid hoặc Archimedes; Leonardo da Vinci được cho là hình mẫu Plato; và Michelangelo có thể là gương mặt của Heraclitus. Người họa sĩ đã không thể cưỡng lại việc bao gồm khuôn mặt của chính mình vào trong tác phẩm: khuôn mặt tò mò của Raphael ló ra từ phía sau vòm ở phía xa bên phải của bức bích họa, bên cạnh Ptolemy và Zoroaster.
 
"Phán xét cuối cùng" của Michelangelo (khoảng 1536-1541)


Bức bích họa "Sự phán xét cuối cùng" của Michelangelo tại Nhà nguyện Sistine của Vatican. 
Người ta thường biết rằng Michelangelo ghét việc phải vẽ trần nhà nguyện Sistine ở Vatican. Trong một bài thơ viết cho một người bạn vào năm 1509, người nghệ sĩ nóng nảy này đã trăn trở về những giờ dài nằm trên lưng: "Cây bút lông của tôi, trên người tôi lúc nào cũng chảy nước sơn để khuôn mặt tôi trở thành một cái nền nhà bẩn thỉu!"
 

Cuối cùng, bậc thầy Phục hưng này đã khéo léo bày tỏ sự thất vọng của mình - và vui vẻ với chi phí của giáo hoàng - khi ông thực hiện bức bích họa "Sự phán xét cuối cùng" cho bức tường bàn thờ của nhà nguyện. Ở trung tâm của bức tranh, khuôn mặt không có mắt kinh khủng của Michelangelo chùng xuống. Vị bậc thầy Phục hưng đã tự đặt mình lên vị thánh tử vì đạo, người đang chờ xem liệu anh ta sẽ lên thiên đường hay xuống địa ngục sau một thử thách khắc nghiệt về đức tin.
 
"David với đầu của Goliath" của Caravaggio (1609-10)


Trước khi qua đời ở tuổi 38, Caravaggio đã tự vẽ mình dưới nhiều hình thức, thường xuyên nhất là vị thần rượu vang của Hy Lạp, Bacchus. Vào năm cuối cùng của cuộc đời, ông quyết định đưa một bức chân dung tự họa vào mô tả sự chiến thắng của David - cầm cái đầu bị chặt đứt của Goliath - một trong nhiều phiên bản Caravaggio đã làm về câu chuyện trong kinh thánh. Sự lặp lại này mang đến một sắc thái cảm xúc bất ngờ cho một câu chuyện đẫm máu về "lẽ phải".
Ở đây, Caravaggio không phải là David trẻ trung, đẹp trai, mà là Goliath đã bị đánh bại, cái miệng nhếch mép khẳng định mình đã tàn sát. Thay vì vẻ mặt hài lòng với chiến thắng, David lại tỏ ra trầm ngâm và có chút thương tiếc, thậm chí có thể là tiếc nuối khi nhìn chằm chằm vào vinh quang của mình. Các học giả đã phỏng đoán rằng hình mẫu cho anh hùng trẻ tuổi là Cecco, trợ lý studio của Caravaggio và là người tình của ông. 
 
"Pho mát, hạnh nhân và bánh quy" của Clara Peeters (khoảng năm 1615)
 

Tranh tĩnh vật của người Hà Lan có vẻ đơn giản, nhưng thường gợi ý về cách suy ngẫm phức tạp về nhân sinh. Phụ nữ ở thế kỷ 17 đã phát triển mạnh mẽ thể loại này. Clara Peeters là một trong những nghệ sĩ tài năng nhất trong thời của bà.
 

Nhiều nghệ sĩ Hà Lan trong thời đại đó đã vẽ bằng cách sắp xếp xa hoa với hàu, bánh nướng, trái cây và hạt tiêu trên đĩa vàng và bạc, nhưng Peeters lại ưa thích cách vẽ khiêm tốn về các sản phẩm bản địa như pho mát và bơ với bánh mì nông dân. Tuy nhiên, cô ấy không thể cưỡng lại việc mô tả bằng tranh tĩnh vật với một loạt các loại pho mát, hạnh nhân và bánh quy xoắn thanh lịch. Trong sự phản chiếu của nắp cốc bằng gốm sứ, Peeters đã cẩn thận dựng lại bức chân dung tự họa của cô, bị đường cong của vật thể làm méo mó một cách chính xác. Thay cho chữ ký, nghệ sĩ đã "khắc" tên cô vào con dao bơ bằng bạc.
 
"Lễ đăng quang của Hoàng đế Napoléon I và Lễ đăng quang của Hoàng hậu Joséphine tại Nhà thờ Đức Bà vào ngày 2 tháng 12 năm 1804" của Jacques-Louis David (1806-07)
 

Họa sĩ Tân Cổ điển người Pháp Jacques-Louis David là một cá nhân thú vị trong lịch sử cách mạng nước Pháp. Bất chấp vai trò của mình trong việc lật đổ chế độ quân chủ, sau chiến tranh, David vẫn trung thành với Napoléon, trở thành họa sĩ hoàng gia và nhà tuyên truyền của hoàng đế.
Chính Napoléon đã ủy quyền cho David vẽ lại lễ đăng quang năm 1804 sang trọng của ông trong một bức tranh lịch sử hoành tráng truyền tải một thông điệp chính trị mạnh mẽ về quyền lực. Ngày nay, tác phẩm nghệ thuật thống trị sảnh đường của Bảo tàng Louvre. Nó khổng lồ đến mức các nhân vật trong nó có kích thước bằng người thật; người xem có thể cảm thấy như thể họ đang ở giữa đám đông được sơn đầy màu sắc, quan sát Napoléon trao vương miện cho Joséphine.
 

David tự mình ngồi trong rạp hát trên cao ở trung tâm của bố cục, phác thảo khung cảnh giữa các thành viên mặc nhung, lông thú và vải sa-tin của gia đình hoàng gia và các quý tộc khác. Thực tế, họa sĩ đã có mặt tại lễ đăng quang tại Nhà thờ Đức Bà. Việc anh ấy vẽ lại sự kiện thể hiện lòng trung thành của người họa sĩ đối với hoàng gia, và tán thành với thành tựu nghệ thuật tour-de-force không thể phủ nhận của anh ấy.
 
"The Little One Is Dreaming, Étude," của Paul Gauguin (1881)
 

Không có gì lạ khi các họa sĩ theo trường phái Hiện đại và Ấn tượng đưa bản thân vào tranh của họ; họ thường sống trong cuộc sống xung quanh các quán cà phê, quán bar và công viên ở Paris. Henri de Toulouse-Lautrec, đã miêu tả chính mình trong bối cảnh của "Au Moulin Rouge" (1892-1895), một trong những nỗi ám ảnh yêu thích của ông.
Nhưng Paul Gauguin đã có một cách tiếp cận kỳ lạ để tự vẽ chân dung trong "The Little One Is Dreaming, Étude." Khi một đứa trẻ đang ngủ, một con búp bê jester đáng sợ đứng, hơi quá hoạt hình, bên cạnh cũi. Nhìn kỹ khuôn mặt của nó và nhận ra kẻ ngốc là Gauguin. Người họa sĩ có thể đã ám chỉ món đồ chơi là một mảnh ghép trong giấc mơ của đứa trẻ. Nếu đúng như vậy, anh ấy đã gặp phải một ác mộng còn kinh khủng hơn bao giờ hết.
 
"Swimmers in the Lap Lane" của Nicole Eisenman (1995)
 
Trong những bức tranh đông đúc của những khu vườn bia và những bữa tiệc trong nhà kết hợp phong cách nghệ thuật - lịch sử, Nicole Eisenman làm sống lại khung cảnh giải trí được các họa sĩ Hiện đại của thế kỷ 19 và 20 ưa chuộng.
Bản thân Eisenman hiếm khi xuất hiện trong tác phẩm của mình, mặc dù bạn bè và người yêu của cô thường xuyên xuất hiện trong tranh của cô. Bố cục điên cuồng này gồm có hình ảnh một nhóm những vận động viên bơi lội khỏa thân lao vào các đường chạy tròn, điên cuồng khác thường trong một cảnh bể bơi. Ở phía dưới bên phải của tác phẩm, Eisenman, nằm ngửa và không mặc gì ngoài kính bảo hộ và mũ bơi, thở hổn hển. Nó hài hước, đáng sợ và nóng bỏng, tất cả cùng một lúc - những đặc điểm như cần thiết cho tác phẩm của cô ấy.

Nguồn: https://edition.cnn.com/style/article/artists-self-portraits-artsy/index.html
Biên dịch: Hưng
Biên tập: Ahndoar
 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon