-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Giới thiệu về Francis Bacon qua 9 tác phẩm
Francis Bacon, người Ireland, là một trong những nghệ sĩ có ảnh hưởng nhất của Anh thế kỷ 20. Những mô tả kỳ cục, thanh tao của ông phản ánh xuất sắc nỗi thống khổ vượt thời gian của con người; một số tác phẩm khám phá chủ đề rùng rợn về cái chết không thể tránh khỏi, một số tác phẩm khác tôn vinh tình yêu và tình bạn.
Ba khảo họa nhân vật dưới chân thập giá (1944)
Một trong những bộ ba kinh điển của Francis Bacon, ba bản nghiên cứu nhân vật dưới chân thập giá, mô tả chi tiết những nhân vật phụ dưới chân thánh giá trong các bức tranh tôn giáo. Bacon chuyển sự thống khổ và lòng sùng kính của họ thành ba con thú lai giống như “Eumenides, con thú báo thù trong thần thoại Hy Lạp,” theo Tate. Ba bức tranh được triển lãm lần đầu tiên vào năm 1945 - cùng năm mà các bức ảnh và phim về các trại tập trung của Phát xít Đức được phát hành. Theo phân tích của bảo tàng, “Bộ ba của Bacon phản ánh thế giới bi quan bắt nguồn bởi Holocaust và sự ra đời của vũ khí hạt nhân”.
Painting (1946)
Phác họa những gì MoMA mô tả là "hình ảnh xiên xẹo nhưng đáng lên án của một nhân vật ẩn danh", Painting là một biểu thị thô của cảm xúc của Bacon đối với các sự kiện tàn sát trong Thế chiến thứ hai. Lấp ló phía trên nửa dưới của khuôn mặt đầy nguy hiểm của nhân vật trong tranh là một chiếc ô đen, có lẽ nó ám chỉ đến cựu thủ tướng Anh, Neville Chamberlain, người thường được chụp ảnh với một chiếc ô trên tay. Nhân vật mặc bộ đồ màu đen được trang trí bằng một bông hồng vàng với bối cảnh tàn bạo là một xác bò bị phanh thây. “Nước da chết chóc và khuôn mặt nhăn nhó đầy răng của đối tượng ẩn ý một sự tàn bạo sâu bên dưới vẻ ngoài lịch lãm của anh ta”, MoMA giải thích - sự tương phản khó coi đó cũng được hỗ trợ bởi những miếng thịt trên tấm thảm sang trọng được trải trong căn phòng ám chỉ một hình ảnh bên trong boongke của Hitler.
Study after Velázquez’s Portrait of Pope Innocent X (1953)
Một trong những bức tranhnổi tiếng nhất của Bacon, Study after Velázquez’s Portrait of Pope Innocent X là một trong gần 50 bức tranh mà nghệ sĩ vẽ về nhân vật thế kỷ 17. Bức tranh miêu tả về giáo hoàng vào giữa thế kỷ 17 của Diego Velázquez là nguồn cảm hứng của Bacon, mặc dù chưa bao giờ trực tiếp nhìn bức chân dung. Nhưng trong khi chân dung của Velázquez điềm tĩnh và uy quyền, Bacon vẽ ra chuyển động vĩnh cửu của sự hỗn loạn, nhốt đối tượng của anh ta trong một tiếng hét nguyên thủy, vô tận. Theo ghi chú của Trung tâm Nghệ thuật Des Moines nơi bức tranh được trưng bày, hình ảnh của Giáo hoàng Innocent X của Bacon ám chỉ đến cảnh Battleship Potemkin nổi tiếng, trong đó một người phụ nữ lặng lẽ hét lên sau khi bị bắn xuyên kính.
Figure with Meat (1954)
Một bức tranh khác được lấy cảm hứng từ Portrait of Pope Innocent X (c. 1650) của Velázquez, Figure with Meat là một bức tranh miêu tả khó coi về Giáo hoàng Innocent X ngồi trước một xác bò bị cắt đôi theo dọc. Xác thịt là mô-típ phổ biến xuyên suốt tác phẩm của Bacon, là kết quả của niềm đam mê lâu dài của người họa sĩ với các cửa hàng bán thịt và sự mến mộ của ông đối với cách vẽ về xác thịt trong tĩnh vật của Old Master. Qua việc đưa xác động vật vào trong tranh, Bacon ám chỉ một lời nhắc nhở rằng cuối cùng, cái chết chờ đợi mỗi người trong chúng ta.
Three Studies for a Crucifixion (1962)
Sau gần 20 năm, Bacon xem lại chủ đề bức tranh năm 1944 của mình, Three Studies for Figures at the Base of a Crucifixion. Nhưng thay vì những con thú ma quái, bộ ba bức tranh sau này miêu tả ba cảnh mổ thịt ghê rợn. Bacon coi Crucifixion như một mô hình về sự đau khổ của cả cá nhân và tập thể của con người, cố họa sĩ sau này cảm thấy điều này được thể hiện rõ nhất qua những cảnh động vật bị giết thịt - biểu tượng của cái chết vô tội, hoặc có thể là ví dụ về cái chết không thể tránh khỏi. Bacon tin rằng động vật có thể cảm nhận được sự diệt vong sắp xảy với chúng, một khái niệm hiện sinh mà ông đã xem xét và suy ngẫm trong suốt sự nghiệp của mình. “Chúng ta là thịt,” ông nói. "Chúng ta sẽ thành những cái xác thịt."
Three Studies for a Portrait of George Dyer (1963)
Francis Bacon gặp George Dyer vào đầu năm 1963. Vào thời điểm đó, Bacon là một trong những nghệ sĩ được kính trọng nhất nước Anh, và anh nhớ lại câu chuyện về cuộc gặp gỡ đầu tiên của họ như một sự phấn khích; cụ thể là anh ta bắt gặp Dyer đột nhập vào studio của anh ta. Dyer, người kém Bacon gần 15 tuổi, trở thành người yêu và nàng thơ của họa sĩ điêu luyện Bacon. Three Studies for a Portrait of George Dyer được vẽ từ rất sớm trong mối quan hệ của họ “khi niềm đam mê của Bacon dành cho chàng trai trẻ đang tha thiết nhất,” Christie’s giải thích. “Nó được hoàn thành trong khoảng thời gian thỏa mãn và thành công nhất trong sự nghiệp của Bacon.”
Three Studies for Portrait of Lucian Freud (1964)
Được bán với giá hơn 23.000.000 bảng Anh tại Sotheby’s London, Three Studies for Portrait of Lucian Freud được vẽ ở đỉnh cao sự nghiệp của Bacon. Nhưng điều làm cho bộ ba này đặc biệt quan trọng là chủ đề của nó. Cùng với Bacon, Lucian Freud là một trong những họa sĩ được tôn kính nhất nước Anh. Hai người cũng là những người bạn tri kỉ, điều này làm cho Bacon trở nên mềm mại hơn trong tranh vẽ bạn mình. “Trong số những cuộc điều tra nhân vật thú vị này, màu sắc rực rỡ, những nét vẽ ấn tượng và phân tích định hình khuôn mặt trên ba tác phẩm hiện tại thực sự xuất chúng” Sotheby’s nói về kiệt tác này.
Three Studies of Lucian Freud (1969)
Bộ ba sau này của Bacon mô tả Lucian Freud là một điều khác thường đối với bảng màu quen thuộc của ông. Trong khi nghệ sĩ thường sử dụng các sắc thái trầm, đậm của đỏ tía, cam và đen, Three Studies of Lucian Freud lại khá nhẹ nhàng và thoáng mát. Không giống như Three Studies for Portrait of Lucian Freud (1964, ở trên), bộ ba tác phẩm của Bacon năm 1969 miêu tả người bạn của mình (và đối thủ Nghệ thuật) từ xa. Được bao bọc trong một lăng kính sạch sẽ, Freud được tạo hình như hoạt hình, thay đổi vị trí trên mỗi khung hình. Three Studies of Lucian Freud được vẽ vào thời điểm mà Bacon và Freud thân thiết nhất. Trong những năm tiếp theo, tình bạn của họ phai nhạt dần do sự căng thẳng trong nghề nghiệp. Three Studies of Lucian Freud đã được bán tại Christie’s New York với giá kỷ lục 142.405.000 đô la vào năm 2013.
Three Studies for a Self-Portrait(1979-80)
Bức chân dung tự họa gồm ba phần của Bacon, được đặt tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, là một nghiên cứu về đặc điểm cũng như tâm hồn của người nghệ sĩ. Chiều sâu của phông nền đen làm lệch góc nhìn của người xem về không gian, mặc dù mỗi góc độ trên khuôn mặt của nghệ sĩ — bất chấp những điểm mờ và bị che khuất — mang lại cho người nhìn cảm giác chuyển động uyển chuyển thanh tao. “Tôi ghê tởm khuôn mặt của chính mình,” Bacon nói vào năm 1975. “Tôi đã thực hiện rất nhiều bức chân dung tự họa, thực sự là bởi vì mọi người đã chết xung quanh tôi như ruồi và tôi không còn ai khác để vẽ ngoài bản thân mình.”
Biên dịch: Đạt
Biên tập: Hiếu - Huyền