-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Sơn mài (sơn ta) là một chất liệu truyền thống của Việt Nam, ban đầu sơn mài được ứng dụng lên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và sau này chính thức trở thành một chất liệu sáng tác dành cho các họa sỹ.
Có câu “sơn ăn tùy mặt, ma bắt tùy người” là để nói về loại sơn ta này hay làm bỏng vì có quá nhiều axit, nên không phải ai cũng làm được. Họa sỹ vẽ sơn mài đã ít, mà so với các loại tranh khác, tranh sơn mài lại rất khó thực hiện. Vật liệu chính sử dụng trong tranh sơn mài là các sản phẩm tự nhiên có công đoạn chế biến phức tạp và có giá thành cao như: vàng, bạc, sơn ta, xà cừ, vỏ trứng, vỏ trai… Kỹ thuật làm sơn mài phụ thuộc vào tùy từng họa sỹ, nhưng kỹ thuật nào cũng chia ra nhiều công đoạn, nhiều lớp màu, nhiều lần phủ sơn quang và phải có thời gian chờ ủ. Mỗi một lớp màu là một lớp lót bạc hoặc vàng, và quá trình mài để lấy các màu này lên cho phù hợp với tạo hình đòi hỏi họa sỹ phải vô cùng khéo léo mới tạo ra được tác phẩm như ý muốn. Chỉ cần sơ xảy, bức tranh sẽ hỏng ngay.
Họa sỹ cũng thường mất 6 tháng đến một năm để có thể thực hiện được một bức tranh sơn mài hoàn chỉnh. Nhưng cũng chính vì thế mà một bức tranh sơn mài ngoài giá trị về nghệ thuật còn có những giá trị lâu bền: càng để lâu, sơn mài càng đẹp, màu càng trầm ấm và sâu thẳm mà không một loại chất liệu nào có thể so sánh được.
Tại đây chúng tôi xin giới thiệu tranh sơn mài của họa sỹ Vũ Văn Tịch. Trong các họa sỹ hiếm hoi làm sơn mài, thì Tịch đạt được rất nhiều tiêu chí: kỹ thuật làm sơn mài hoàn hảo với tạo hình và màu sắc đẹp và tinh tế. Tranh của Tịch vừa mơ màng, vừa bí ẩn như đưa ta vào một khoảnh khắc kỳ ảo nên thơ.