-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
THÔNG TIN TÁC PHẨM
Tên tác phẩm: Nắng chiều
Họa sĩ : Trương Văn Ngọc
Chất liệu: Màu nước trên giấy
Kích thước: 56x76 cm
Năm sáng tác: 2020
CÂU CHUYỆN CẢM HỨNG QUA BỨC TRANH
Cái hay của mầu nước là sự biến hóa khôn lường giữa màu và nước. Đôi khi màu và nước tự làm việc trên giấy mà ta không phải tốn một chút công sức nào để áp đặt nó.
Nhưng cái khó của màu nước là “bút sa gà chết” tức là nếu người vẽ không đủ khả năng làm chủ các phương tiện như bút ,màu, nước… thì có thể nó sẽ dẫn ta đến chỗ thảm họa không có chỗ cứu chữa, mình phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự vụng về đó và chỉ còn cách vẽ lại một bức khác. Chính vì vậy mà người vẽ phải đủ năng lực phán đoán, tư duy và trực giác của mình để đưa cái ngẫu nhiên thành cái có ý và cái có ý thành cái tự nhiên. Không chỉ có thế đầu bút phải đầy nội lực, có nhiều yếu tố trong một yếu tố như trong đậm có nhạt, trong tinh có thô, trong cứng có mềm, trong cương có nhu. Tất cả các yếu tố kết hợp nhuần nhuyễn không được gò ép mà hài hòa như cây cỏ tự nhiên mọc trên núi vậy. Hơn nữa sự biến hóa của màu là nhờ nước mà có vậy nên người vẽ cần am hiểu đặc tính của các sắc tố màu và liều lượng của nước trong từng nét và mảng màu để màu nước vừa phát huy được độ trong vừa thể hiện được tinh thần của chính nó.
Màu nước càng khác xa với các chất liệu khác ở sự nhẹ nhàng, tinh tế, trong trẻo dễ nhận biết. Độ màu trong có thể lộ rõ vân giấy. Cái tan nhòe của sương sớm, cơn mưa mù khơi hay khói mây trên đỉnh núi nếu được màu nước gợi tả và chấm phá thì thật hợp tình. Độ sáng của không gian không phải chúng ta vẽ ra mà nhờ độ sáng của giấy ưu ái nhường chỗ mà thành, vì vậy bức tranh lại càng trong hơn. Bên cạnh đó nhờ vào cách lấy màu loãng hay đậm đặc được kết hợp với tốc độ đi bút của cổ tay thì tinh thần và hiệu quả của việc tạo chất trên bề mặt rất đa rạng (tuy không thể đắp nổi). Không những thế khi đã nắm bắt được các yếu tố căn bản của hình sắc trực quan hoặc trí nhớ họa sĩ còn vẽ bằng trực cảm và chơi đùa trong hình sắc ấy.
………
Có nhiều quan niệm cho rằng “màu nước là chất liệu yếm thế, không có tiếng nói. Thủ pháp yếu và hiệu quả không có sức nặng”. Quan niệm khác cho rằng “màu nước chỉ là chất liệu dùng để kí họa, phác thảo”(cũng không hoàn toàn đúng).
Thực chất màu nước là chất liệu tinh tế và đủ sức nặng để đứng ngang với các chất liệu khác, như hiệu quả diễn tả trên bề mặt (cả về giá lẫn độ bền).
Màu nước có lịch sử từ hơn 20.000 năm trước nhưng người ta chủ yếu vẽ màu nước trên tường cụ thể một bức tranh màu nước được thấy trong hang Pech- Merle ở Pháp, và màu nước được dùng rộng rãi vào thời các nền văn minh cố đại như Ai Cập, Hy Lạp và la mã. Còn ở Viễn Đông thì vẽ lên lụa và các họa sĩ thời Trung cổ là vẽ lên lụa. Giấy được người Trung hoa sáng chế ra và phổ biến sang Châu Âu từ thế kỉ 16. Màu nước cũng đã được người Trung quốc dùng hơn 2000 năm trước được vẽ trên chất liệu khác nhau, như lụa, giấy và giấy da. Người Trung quốc cũng đã đẩy nghệ thuật tranh màu nước lên thành quốc họa.
Như vậy màu nước đã được dùng và trọng dụng khá sớm so với lịch sử của chúng ta. Nếu chúng ta chỉ dựa vào chất liệu để đánh giá một tác phẩm mà không đi sâu vào chiêm nghiệm nó đôi khi chúng ta đã tuột mất một thứ gì đó hay ho mà do quan niệm cổ hủ của mình thống trị. Nói đến đây mới thấy không phải tôi đưa ra ví dụ để so bì với các chất liệu khác mà tranh màu nước vốn đã có vị trí và chỗ đứng của nó. Quan trọng là chúng ta có đủ bình tĩnh để dừng lại dẹp bỏ những xáo trộn bên trong về sự cao thấp của chất liệu hay những mặc cảm cũ kĩ mà mình góp nhặt từ lâu và cho đó là chân lý bất tuyệt. Xin thưa hãy để tâm hồn mình thật trong để chiếu soi vào từng mạch ngầm của tác phẩm. Như vậy hẳn bạn đã xâm nhập và hòa điệu làm một với người vẽ vậy thì chất liệu đâu còn quan trọng gì nữa. Hay có chăng nó chỉ là phương tiện cơ bản để đưa bạn đến một địa hạt phi nhiên của người vẽ. Chắc hẳn điều đó mới là quan trọng hơn cả.
Tận cùng nơi màu sắc và đường nét được sinh ra là hành trình của biến đổi tâm thức bên trong người vẽ. Nó giống như một cuộc du hành của tiền thức, từ đây nội lực được huân nạp để kích hoạt và thôi thúc những ý nghĩ thành những gì người khác có thể tiếp nhận và nhìn thấy được.
Từ đó màu nước chỉ là một công cụ hữu hiệu để người vẽ nắm lấy và khai triển mà không bị lệ thuộc bởi các điều kiện căn bản của chính nó. Thậm chí đôi khi người vẽ có thể đưa cả cục màu nước lên mà không cần đến một chút nước hay có khi nước chiếm chủ đạo màu chỉ xuất hiện lập lòe mờ ảo dưới lớp giấy trắng như một cõi sáng vô tận...
VỀ HỌA SĨ
Họa sĩ Trương Văn Ngọc sinh năm 1990 tại một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Phú Thọ, cách Hà Nội khoảng 150km về phía tây bắc. Năm 2005, gia đình anh chuyển đến thành phố Yên Bái. Hiện nay Trương Văn Ngọc đang nghiên cứu, vẽ tranh và giảng dạy tại Hà Nội.
Anh thành viên sáng giá của câu lạc bộ Họa sĩ trẻ, Hội Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ – giảng viên Trương Văn Ngọc là một gương mặt đầy triển vọng của thế hệ họa sĩ trẻ hiện nay.
Mới đây nhất, cùng với họa sĩ Bùi Duy Khánh, Trương Văn Ngọc là 1 trong 2 họa sĩ màu nước Việt Nam được chọn vào ‘’Top 10 greatest watercolor artists worldwide’’
Bên cạnh việc giảng dạy, vẽ tranh, anh cũng tham gia vẽ minh họa sách, truyện. Trong ‘Chiếc chìa khóa vàng hay câu chuyện li kì của Buratino’’ - ấn bản kỷ niệm 60 năm Nhà xuất bản Kim Đồng, hình ảnh cậu bé người gỗ tinh nghịch và các nhân vật đặc sắc đã được Trương Văn Ngọc tái hiện sống động, đẹp mắt bằng loạt tranh minh họa màu nước. Một ấn phẩm công phu, tuyệt đẹp cần bổ sung ngay vào tủ sách nếu bạn muốn quay trở lại tuổi thơ.
Học vấn:
Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội trong năm 2009.
Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 2014.
Triển lãm cá nhân
2019. Triển lãm "Nguồn" tại 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
2013 “Hanoi’s watercolors” tại Trung tâm thời trang ChuLa 396 lạc Long Quân, Hà Nội.
2012 “TRANH MÀU NƯỚC” đầu tiên tại.P205,nhà G5C, Ngõ 32A, Hào Nam,Đống Đa ,Hà Nội.
Triển lãm nhóm
2018
_”Giao lưu Hội Họa- màu nước” Tại trường Đại Học Kiến trúc Hà Nội
_”Hoa Xuân Hà Nội” tại số 2 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
2017
_ “ IWS Vietnam 2nd International Watercolor Biennale 2017” tại Bảo tàng Hà Nội.
_ “Mộc” tại 29 Hàng Bài- Hà Nội.
2016
_ “watercolor Exhibition for the 234 year Anniversary of Rattanakosin 2016” tại Bangkok, Thailand.
_ CLB hoạ sĩ trẻ “Chín ích”(9x), tại 16 Ngô Quyền, Hoàn kiếm, Hà nội.
_ "Mỗi bức tranh đều mang một câu chuyện" của hoạ sĩ Việt Nam và Đan Mạch . tại trung tâm văn hoá pháp, 24 Tràng Tiền, Hà Nội.(5-2016).
_ ”ART FOR YOU” tại 29 Hàng Bài, Hà Nội.
_ CLB hoạ sĩ trẻ “Tay trong tay”, tại ), tại 16 Ngô Quyền, Hoàn kiếm, Hà nội.
_ IWS Thai event HuaHin BluPort Watercolor Arts Biennale 2016, at Baansillapin Hua Hin Thailand.
_“ Domino Art Fair” 2017. Tại tầng 5 tòa nhà HNCC, số 1 Lương Yên, Hà Nội và Bảo tàng Mỹ thuật tp.Hồ Chí Minh - số 97A Phó Đức Chính - Quận 1.
2015
_ “Triển lãm CLB họa sĩ trẻ”- 16 Ngô Quyền.
_ “Triển lãm Thái_Việt” tại sảnh ĐH mỹ thuật công nghiệp. 360 Đê La Thành.
_ “Triển lãm tranh màu nước Việt Nam –Malaysia- Thái Lan” tại Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học.(4-2015)
_ “triển lãm nghệ thuật đa rạng tại “work room four” tại Toà nhà Packexim, Toà 1, tầng 23, ngõ 15, An Dương Vương.
_ “Intergrated Dialog Exhibition“ Menara Ample West, 16th Floor, No. 6, Jalan P.Ramlee, 50250 Kuala Lumpur, Malaysia.
_ IWS-VietNam “watercolor Exhibition & Menbership announcement ” . tại A6, lê quý đôn, Quận 3, TP.HCM.
2014
_Malaysian Watercolour International Exhibition 2014 titled "SPLASHES" at Bank Negara Malaysia Museum and Art Gallery, Sasana Kijang, 2 Jalan Dato' Onn, 50480 Kuala Lumpur
2013
_“Triển lãm nghệ thuật đa rạng tại “work room four”” tại Nhà E, tầng 4 ,số 9, trần thánh Tông, Hà Nội.