Tranh màu bột trên giấy "Sân khấu chèo" - Hoạ sĩ Bùi Xuân Phái

Mã sản phẩm :

THÔNG TIN TÁC PHẨM

Tên tác phẩm: Sân khấu chèo

Hoạ sĩ: Bùi Xuân Phái

Chất liệu: Màu bột trên giấy

THÔNG TIN TÁC PHẨM

Tên tác phẩm: Sân khấu chèo

Hoạ sĩ: Bùi Xuân Phái

Chất liệu: Màu bột trên giấy

Năm 1958 Bùi Xuân Phái nhận lời mời làm họa sĩ thiết kế cho đoàn chèo Hà Nội. Công việc của ông là vẽ trang phục, đạo cụ cho các vai diễn và vẽ phông trang trí. Nhiệm vụ này đã khiến ông có một loạt tác phẩm độc đáo về đề tài này. Với loạt tranh chèo, Bùi Xuân Phái chọn cách xây dựng bố cục, nhân vật người đơn giản với những mảng phẳng ước lệ và màu sắc tươi sáng, nét bút tự do, phóng khoáng đôi lúc như buông lơi phù hợp với tính chất vui vẻ của những kịch bản chèo. Ông khắc họa đời sống sân khấu và cuộc đời sau cánh gà của nhân vật trong chèo với những bố cục giản đơn, cắt cúp đầu hoặc vẽ nhân vật bán thân trên một hậu cảnh đơn giản. Tranh chèo của Bùi Xuân Phái lả lơi, phóng khoáng và nhẹ nhõm như cởi bỏ tâm tình. Với chèo, Bùi Xuân Phái đóng góp thêm một mảng đặc sắc trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam với đề tài truyền thống. 

VỀ HOẠ SĨ BÙI XUÂN PHÁI

Bùi Xuân Phái sinh năm 1920, mất năm 1988 tại Hà Nội. Ông sinh ra trong một gia đình nho học ở làng tranh dân gian Kim Hoàng. Dòng dõi họ Bùi của ông nhiều người đỗ đạt làm quan. Bản thân cha Bùi Xuân Phái đỗ tú tài năm 30 tuổi. Tuy vậy, nhà đông anh em, mẹ của Bùi Xuân Phái làm vợ lẽ và ông lớn lên trong sự nghiêm khắc của cha. Khi cha ông mất cũng là lúc ông thực sự tự lập bước vào cuộc sống khó khăn ở Hà Nội. Năm 1941 Bùi Xuân Phái chính thức trở thành sinh viên khóa XV trường Mỹ Thuật Đông Dương, cùng khóa với Nguyễn Tư Nghiêm, Huỳnh Văn Gấm, Tạ Thúc Bình…

Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, Trường Mỹ thuật Đông Dương bị đóng cửa, Bùi Xuân Phái đi tản cư ở chiến khu, kỳ thi tốt nghiệp của trường Mỹ thuật Đông Dương của lứa họa sĩ cuối cùng phải dang dở. Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm cùng các anh em văn nghệ sĩ hăng hái cống hiến cho các báo góp sức cho kháng chiến. Năm 1952, Bùi Xuân Phái gặp gỡ và kết hôn với cô Sính và có mang đứa con đầu lòng. Ông quyết định cùng vợ con rời chiến khu trở về Hà Nội. Và từ đó, cuộc đời ông lâm vào những khó khăn về vật chất còn tinh thần thì mang nhiều nỗi buồn của thời thế, của những hiểu lầm khó giải thích của người nghệ sĩ trong hoàn cảnh đất nước Việt Nam đầy xáo động.

Suốt quãng đời trưởng thành cho tới lúc mất ông vẽ rất nhiều đề tài: Chân dung, phố, phong cảnh làng quê nông thôn, tĩnh vật, trừu tượng, khỏa thân, chèo, thiếu nhi chơi trung thu, tết… Ông vẽ trên nhiều chất liệu, có gì vẽ nấy, từ vải, giấy, gỗ, giấy báo… bằng sơn dầu, màu nước, phấn màu, chì than, bút chì… Bùi Xuân Phái gắn bó với Hà Nội. Nhưng chủ yếu là một Hà Nội nghèo khó. Cuộc đời ông cũng nhiều nỗi buồn vậy mà ở mảng đề tài nào kể trên người xem cũng dễ dàng cảm nhận ở tranh ông một tâm hồn tươi mới, trong sáng, giản dị, bình yên và sâu lắng.

* Tranh vẽ độc bản, có kèm giấy chứng nhận tranh gốc, có chữ ký của họa sỹ. *Hóa đơn và chứng từ của www.vanvi.com.vn. *Bảo hiểm kính vỡ khi vận chuyển. *Đổi lấy tranh khác trong kho tranh với mức giá không lớn hơn. *Bảo trì và phục chế khi tranh gặp các vấn đề như mốc, nứt, rách...theo điều khoản của giấy tờ đi kèm.

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon