-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
THÔNG TIN TÁC PHẨM
Tên tác phẩm: Phái nữ 1.2.3 (Bộ 3 bức)
Họa sĩ: Triệu Khắc Tiến
Chất liệu: Sơn mài
Kích thước: 35x52x3 cm
HỌA SĨ TRIỆU KHẮC TIẾN
Sinh năm 1977, tại Hà Nội.
Nghề nghiệp:
Trình độ học vấn:
1999 Cử nhân chính quy ngành Hội hoạ, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội.
Cử nhân tại chức Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.
2007 Thạc sĩ Mỹ thuật tạo hình, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.
2017 Tiến sĩ Mỹ thuật, chuyên ngành sơn mài ( Urushi),
Trường Đại học Nghệ thuật Tokyo, Nhật Bản.
Tham gia triển lãm và các dự án nghệ thuật:
2022 Triển lãm cá nhân “Câu chuyện Phương Đông” tại Trung tâm Giao lưu văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
2021 Đại diện Việt Nam tham dự Hội thảo trực tuyến Hội thảo quốc tế
UNESCO ’s APHEN-ICH lần thứ 3 về Sơn mài, Hàn Quốc.
Tham dự Expo 2020 Dubai tại Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.
2020 Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc.
2019 Tham dự Hội thảo sơn mài quốc tế tại Kinh Châu, Trung Quốc.
2018 Hội thảo quốc tế về chất liệu sơn mài, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Tác phẩm sắp đặt 100 trứng sơn mài, chủ đề “ Cội nguồn dân tộc”trưng
bày trong Dự án Trang trí đường hầm Nhà Quốc hội; được văn phòng
Quốc hội tặng bằng khen.
2017 Tham dự Triển lãm và Hội thảo quốc tế “Cây sơn tự nhiên” tại Đài Chung, Đài Loan.
2016 Tham dự workshop giao lưu kỹ thuật Sơn mài Nhật Bản tại Daigo,
tỉnh Ibaraki, Nhật Bản.
2015 Tham dự Triển lãm và Hội thảo quốc tế về sơn mài tại Echizen,
Nhật Bản.
Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc.
2011 Tham giã Triển lãm Mỹ thuật trẻ.
2010 Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc
2008 Triển lãm giao lưu sơn mài Việt Nam – Hàn Quốc, Trung tâm văn hoá Hàn quốc tại Hà Nội.
2007 Triển lãm nhóm “ NEO”, trung tâm mỹ thuật Viet Art, Hà Nội.
2005 Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc.
2004 Triển lãm giao lưu mỹ thuật đương đại Việt Nam – Thái Lan
2003 Triển lãm tranh sơn mài đương đại tại bảo tàng BildMuseet, thành phố Umeå, Thuỵ Điển
Giảng dạy workshop Kỹ thuật sơn mài truyền thống tại Học viện Mỹ thuật Umeå, Thuỵ Điển.
2002 Triển lãm Video Art “ Chuyển động trong thành phố ” tại Viện Goethe
Hà Nội
2000 Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc.
1999 Hoạ sĩ khách mời tham dự Triển lãm giao lưu Mỹ thuật đương đại Việt Nam – Thái
Lan – Nhât Bản tổ chức tại thành phố Funabashi, Nhật Bản
BỘ TRANH “PHÁI NỮ” - BST “CÂU CHUYỆN PHƯƠNG ĐÔNG”
Sơn mài Việt Nam có lịch sử lâu đời gắn liền với đời sống và mỹ thuật cổ của người Việt. Lịch sử sơn mài Việt Nam là một dòng chảy mà trong đó có nhiệt huyết của nhiều nhiều thế hệ từ những người nghệ nhân và nghệ sĩ, đã góp phần để làm nên một nền nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam hiện đại. Triệu Khắc Tiến là người đầu tiên của Việt Nam lấy bằng Tiến sỹ tại Đại học Nghệ Thuật Tokyo Nhật Bản để tiếp tục quay về Việt Nam chuẩn hóa kỹ thuật sơn mài trên chất liệu Sơn Ta truyền thống của người Việt.
Cảm hứng Phương Đông trong những tác phẩm tranh sơn mài của họa sĩ Triệu Khắc Tiến được thể hiện rõ nét nhất ở quan điểm mỹ học của anh trên tác phẩm. Màu sắc tương phản nóng - lạnh nhưng đa dạng và biến chuyển, mang đậm tính Á Đông linh hoạt. Đối tượng tạo hình trong tranh của họa sĩ cũng thường mang tính trừu tượng. Đó là sự đan cài nhiều cảm hứng từ vẻ đẹp của các nền văn hóa Phương Đông. Như họa sĩ Lương Xuân Đoàn nhận xét thì trong đó ta có thể bắt gặp: sự tinh tế của vườn thiền Nhật Bản và mảnh vườn xanh trong tâm hồn Việt, nét đẹp ngẫu hứng của thơ Haiku hay thiền họa…
Bộ ba “Phái nữ” nằm trong triển lãm “Câu chuyện Phương Đông” của họa sĩ Triệu Khắc Tiến được ra mắt năm 2022 với sự giới thiệu của Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản - một tổ chức thuộc chính phủ Nhật đã từng giới thiệu nhiều họa sỹ danh tiếng. “Phái nữ” trên tranh sơn mài của Triệu Khắc Tiến được thể hiện với bảng màu biến thiên đa dạng. Có thể thấy cảm hứng kỳ ảo phương Đông của họa sĩ thể hiện rõ nét qua ánh sáng, màu sắc và hình tượng nhân vật. Người phụ nữ trong mỹ cảm của họa sĩ dường như là sự tổng hòa của những vẻ đẹp thuần khiết kiêu sa trong văn hóa Nhật, sự duyên dáng và nhuần nhị của vẻ đẹp Việt và ẩn tàng chung trong vẻ đẹp văn hóa phương Đông kỳ diệu. Cùng với “Câu chuyện Phương Đông”, bộ tranh là dấu mốc trong sự nghiệp nghiên cứu và sáng tác của họa sĩ Triệu Khắc Tiến suốt 20 năm gắn bó với chất liệu sơn mài truyền thống.